Những lưu ý quan trọng để sử dụng baton không mau hỏng!

Gần đây mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn về việc chốt đầu bị bay mất, baton không làm gì mà vẫn tụt ra, hay khi thu lại thì chuôi bị bung ra…

Trong khuôn khổ bài viết này, mình không hướng dẫn các bạn cách xử lý các trường hợp trên, mình sẽ có các bài viết đó sau. Còn bài này thì mình sẽ chia sẻ các bạn những lưu ý quan trọng để sử dụng baton không mau hỏng, không bị những trường hợp nêu trên.

Trước hết, dành các bạn chưa biết về cấu tạo của baton:

Thành phần cấu tạo của baton Hummer
Cấu tạo các bộ phận của cây baton

1. Luôn siết chặt ốc đầu

Rất nhiều bạn không để ý điều này.

Thỉnh thoảng trong quá trình sử dụng, chốt đầu baton sẽ bị lỏng ra.

Nếu cứ để vậy mà dùng thì khi thu vô, phải dộng mạnh xuống đất, thì rất dễ bị mòn (tưa) ren của ốc đầu. Ren mà đã tưa thì khi các bạn dũ gậy ra, hoặc đập mạnh là nó bay mất luôn con ốc.

siet chat oc dau
Ốc đầu phải luôn luôn được vặn chặt hết mức có thể

Lưu ý: khi vặn chặt ốc đầu như vậy thì dễ bị rách roan su. Cách xử lý thì mình có bài hướng dẫn ở đây: https://www.vumanhbatonn.com/roan-su-o-chot-dau-baton-bi-rach-va-cach-thay-the-don-gian.html

2. Không bóp chốt lưỡi gà quá nhỏ hoặc nới quá rộng

Nếu dũ ra cứng quá thì bóp nhỏ chốt lại. Nếu lỏng quá, lắc nhẹ nhẹ đã tụt ra thì các bạn có thể bẻ bầu chốt ra.

Nhưng nếu bóp nhỏ quá sẽ tự động tự tụt ra, nếu bẻ chốt bầu ra quá thì khi thu lại rất dễ bị gãy.

chinh chot luoi ga dung form

Vậy nên các bạn điều chỉnh chốt vừa phải, có form dáng như hình là được.

3. Không nên cố dộng baton lại khi mới chỉ thu vào được ống lớn

Khi các bạn dũ ra mạnh tay, các khớp baton khít rất chặt với nhau, vì vậy khi muốn thu lại cần phải dộng mạnh xuống đất.

Trong trường hợp ống nhỏ thu vô trước, rồi ống lớn thu vô theo thì không sao. Nhưng khi ống lớn thu vô rồi, nhưng ống nhỏ vẫn chưa thu được, còn rất cứng. Nếu các bạn vẫn cố gắng tiếp tục dộng xuống mạnh như vậy, lực sẽ dồn lên phần chuôi. Lâu dần sẽ gây mòn ren, làm bay chuôi ra ngoài khi các bạn thu gậy baton lại.

khong co dong qua manh khi baton bi ket

Cách xử lý khi gặp trường hợp trên thì các bạn xem bài viết này: https://www.vumanhbatonn.com/gay-baton-khi-du-ra-hoac-thu-vao-bi-cung-rat-kho-thi-co-cach-nao-de-xu-ly.html

Và khi ở nhà thì các bạn nên dũ nhẹ nhẹ tay để thu vô cho dễ, khi ra đường gặp chuyện cần phải dùng tự vệ thì hẵn dũ mạnh hết tay.

4. Không đập test quá nhiều

Khi mới mua baton về, nếu các bạn muốn test đập thì đập vài lần để biết được độ cứng của cây baton, qua đó chắc chắn yên tâm tự vệ.

Chứ đừng có test thường xuyên, có nhiều bạn ngày nào cũng mang ra đập. Sáng mang ra đập đá, chiều đập gạch… thì không có vật liệu nào có thể chịu được.

Luôn nhớ trong đầu là baton này là dụng cụ để tự vệ, chứ không phải dụng cụ đập gạch.

5. Bảo dưỡng thường xuyên

Cái gì cũng vậy, các bạn dùng càng giữ gìn thì đồ các bền, càng chăm sóc bảo dưỡng thì sẽ dùng được lâu hơn.

Về vấn đề bảo dưỡng, mình sẽ viết 1 bài riêng sau. Trước mắt, không cần phải quá phức tạp, các bạn chỉ cần thường xuyên lau chùi, đừng để tiếp xúc với nước hoặc để ở nơi ẩm ướt là được.

===

Lời kết:

Trên đây là kinh nghiệm được mình đúc kết từ hơn 9 năm sử dụng và bán baton. Nếu mọi người có thêm những lưu ý gì thì có thể comment phía dưới để mọi người cùng tham khảo.

Nếu mọi người thấy bài viết hữu ích, hay like và chia sẽ bài viết này để sau tiện vào xem lại.

Cảm ơn mọi người, hẹn gặp lại mọi người ở những bài viết sau!

Bài Viết Cùng Chủ Đề

2 Responses to Những lưu ý quan trọng để sử dụng baton không mau hỏng!

  1. Hậu viết:

    Baton của mình lúc Dũ ra hết sức nhưng ống nhỏ ở khúc ngoài cùng rất lỏng và dể thụt vào, thì phải làm thế nào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Content Protection by DMCA.com
CHAT FACEBOOK
CHAT ZALO

Nút Gọi Điện

0362.888.263